Pro Game - Nơi Hội Tụ Game Thủ
Cảm ơn các bạn đã viến thăm forum

Đăng ký thành viên được sử dụng những chức năng đặc biệt của Diễn Đàn

Join the forum, it's quick and easy

Pro Game - Nơi Hội Tụ Game Thủ
Cảm ơn các bạn đã viến thăm forum

Đăng ký thành viên được sử dụng những chức năng đặc biệt của Diễn Đàn
Pro Game - Nơi Hội Tụ Game Thủ
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

[Competitive DotA Guide][Bài 1] Thế nào là Draft Game ...

Go down

[Competitive DotA Guide][Bài 1] Thế nào là Draft Game ... Empty [Competitive DotA Guide][Bài 1] Thế nào là Draft Game ...

Bài gửi by .Ds 26/2/2011, 07:48

Bài viết này nằm trong chuỗi series bài viết hướng dẫn những bước đầu tiên cho những ai bước chân vào cánh cửa của Competitive DotA - DotA cạnh tranh. Giúp cho các bạn biết thế nào là những điều cơ bản khi tham gia một trận đánh War Team. Hoặc ít nhất là thay đổi suy nghĩ "DotA là một game DotA giải trí" bằng "môn thể thao DotA"

[SIZE="5"]I/ Thế giới DotA ...[/SIZE]

1/ Thế nào là Competitive DotA !?

[Competitive DotA Guide][Bài 1] Thế nào là Draft Game ... MYM_Purple_Wallpaper_by_Ms919

Competitive DotA đã sản sinh ra MYM - một trong những team DotA xuất sắc nhất thế giới

Như khi có bạn nào đánh chung team với mình, với anh Kim, Zizu, Ka hoặc tham gia những trận đánh war team thì thường xuyên nghe vài câu là lạ như "ban, pick, cắm ward, mua gà, roaming, triple lane, jungle, harass v.v.v.v". Đó là những công việc xa lạ với những trận Public Game, nơi mà bạn chỉ cắm cúi farm để kiếm items, hoặc pick những hero hàng khủng về late, hoặc sử dụng cái-mà-ai-cũng-biết-là-gì để né những cuộc gank chớp nhoáng từ team bạn. Public game luôn là một mớ hỗn độn những player pro có, gà có, gosu có, hack map cũng có. Vậy tại sao bạn không thử tìm đến những trận đánh war team với những đồng đội đáng tin cậy, những pha gank đẹp mắt, những cái gọi là "chiến thuật DotA" để nâng cao trình độ của mình lên !?

Sự khác biệt giữa các trận đánh DotA for fun và những trận Competitive là gì? Câu trả lời nằm ở mực tiêu của những players. Cái kiểu “Chơi cho vui” là 1 khái niệm khá mơ hồ; nó có nghĩa khác nhau đối với nhiều người khác nhau. Nhưng chơi trong 1 trận competitive thì chỉ có 1 mục tiêu duy nhất là chiến thắng, chiến đấu như 1 team và chiến thắng cùng với team. DotA không phải là chỉ nói về ai kill nhiều nhất và giữ nó trong thời gian lâu nhất. Nó không phải chỉ nói về bạn và tôi, nó là về team của chúng ta. Không cần biết bạn lên được Items gì, hay bạn không lên được items gì; hay trong một trận, việc bạn giết được ban nhiêu courier của đối phương cũng chẳng có nghĩa gì. Chỉ có một câu hỏi duy nhất – Team của bạn có thắng không?


[Competitive DotA Guide][Bài 1] Thế nào là Draft Game ... Tide

Bạn nghĩ rằng Tide full đồ của bạn sẽ giúp team chiến thắng !?

Một đội có teamwork thực sự thì có nghĩa là không di chuyển lung tung. Khái niệm Teamwork thực sự bắt đầu trong trí não của bạn. Bạn phải chơi có mục đích chính xác, đúng vậy, hoàn thành tốt phần việc của bạn để dẫn team đến chiến thắng. Khi chơi trong 1 game, trí óc của bạn phải thoát đi những thứ bên ngoài, bạn phải tập trung, và có ích cho team, và cùng thời gian hãy để cho đồng đội làm việc với bạn. Nhớ 1 điều là DotA, cũng như phần lớn các game khác, giống như một hành động nhập vai. Khi bạn đóng vai 1 nhân vật, bạn phải tạm gác cái tôi ở ngoài đợi thật ra, và tập trung vào việc này, đặc biệt là khi bạn thực sự muốn chiến thắng.

[Competitive DotA Guide][Bài 1] Thế nào là Draft Game ... VietGiaiTri.Com-551fbff8

Ehome - team DotA số một thế giới hiện nay với những cá nhân xuất sắc và teamwork hoàn hảo.

DotA là một game cân bằng nhưng không có nghĩa là các hero cân bằng. Đây là lý do tại sao DotA không phải là một game 1v1 mà là 5v5. Hero có những điểm mạnh, yếu khác nhau, nhưng trong một team giỏi, những tính chất này sẽ được cân bằng, hoàn thiện cùng với những hero khác trong team. DotA thật sự đều là về “vai trò”, và làm một player tốt, bạn chỉ việc tập trung vào việc hero của bạn làm cái gì tốt nhất.

Nói một cách tóm lại thì Competitive DotA là bạn phải làm tất cả và mọi thứ để giúp team của bạn chiến thắng miễn là không gian lận. Trong khi chơi DotA competitively nó không phải là chơi cho vui, chiến thắng với team của mình chắc chắn sẽ vui, nhưng nó quan trọng hơn, thỏa mãn hơn.

2/ Con đường của một DotA Player ....

1. Những trận đấu Public

Đây là hình thức thấp nhất trong DotA games. Những người mới tập chơi hay những tên chậm lớn thì có ở mọi nơi, làm cho việc teamwork trở nên cực kỳ khó khăn. Nó thật sự gây dễ nản lòng nếu như bạn kẹt trong một team mà không có ai muốn share courier, nơi mà mọi người đều tranh solo mid..v..v..Khi một player giỏi có thể dẫn dắt team “pub” của anh ấy đi đến chiến thắng, thì nó vẫn sẽ khó khăn hơn nếu như team đối phương có tổ chức hơn những đồng đội của bạn. Bạn có thể làm gì nếu như kẹt trong 1 team mà mọi người tiếp tục feed? Lúc này, bạn có thể quit game và tìm bạn của mình để chơi cùng. Bởi về chơi một mình trong những game pub rất gần với định nghĩa “phí thời gian”.

2. Hành Pub

Khi chơi loại game này thì nó cũng không thật sự hữu ích, phải nói là cực kỳ dễ thắng, nó có thể rất vui. Kêu gọi bạn bè và lập 1 team để hành pub. Phải, có thể vui lúc đầu, nhưng nó sẽ chán khi mọi người bắt đầu bỏ đi. Nhưng nó không phải thật sự tệ khi team của bạn muốn thử một chiến thuật nào đó hay cách phân chia, xắp xếp hero. Và có thể nó thật sự là một thử thách nếu bạn chấp nhận kèo K/D tỷ lệ 8-1.

3. Những trận chiến High Level ở Pub (HL)

Tốt hơn nhiều những trận đánh pub vì ít nhất thì những người trong game đều có những khái niệm trong đầu, họ chơi khá. Vì vậy dù những hero đều random mà ra, thì trình độ của họ đủ cao để chơi tốt. Nhưng giống như những trận đánh pub, nó không thật sự hữu ích vì họ không thường xuyên luyện tập với nhau. Kết luận là, mỗi người đều muốn mình là siêu sao. Nhưng ít ra thì tỷ lệ để team bạn phối hợp nhau sẽ cao hơn.

4. In-house Games (IH)

Đây có thể là hình thức được tranh luận nhiều nhất. Những trận đánh IH thường dành cho những người quen mặt với nhau. Nó vẫn là hình thức public game vì bạn không cần phải lúc nào cũng chơi cùng 1 team. Cái gì làm cho nó có tính tranh luận cao? Số lượng lớn những người chơi IH và các nhà phân tích cho rằng trình độ trong các games IH thường khá thấp, hoặc thấp hơn những gì mà người ta gọi là những người chơi cực giỏi. Kết luận ở đây là những người chơi IH thường không chơi với những tin thần nghiêm túc tại vì họ tránh phải chứng tỏ mình. Vì vậy nó trở thành một thỏa thuận ngầm giữa các player với nhau – Không ai “chơi hết sức cả” vì vậy chúng ta có thể vui vẻ cả làng. Nhưng tất nhiên cũng có những trường hợp một người nào đó tỏa sáng trong 1 game IH, trong khi những người còn lại thì chỉ biết cười trừ.

5. Clan War

Đây là những game DotA lý tưởng. Teamwork xuất hiện ở cả 2 bên. Thêm vào đó, một trận đấu hay được đảm bảo. Team chơi hay hơn sẽ giành chiến thắng - không phải team có player xuất sắc hơn, mà là team nào chơi tốt hơn.

6. Các giải đấu

Nói dễ hiểu thì các game này giống như những trận Clan War, nhưng ở đây sẽ có nhiều sức ép lên các player hơn và có những phần thưởng giá trị hơn. Những lỗi nhỏ có thể dẫn đến việc cả team bị loại.


[SIZE="5"]II/ Thế nào là Draft Game !?[/SIZE]

War team là một trong những hình thức của Draft Game - những game đấu sử dụng luật Ban Pick. Trận đấu bắt đầu khi có lượt Ban Pick. Ở đây thì một team phải có quyết định của mình từ trước. Nhưng vấn đề trọng tâm của lượt này là câu hỏi “Chúng ta phải sử dụng những hero nào để chiến thắng?” (hay “Chúng ta phải ban những hero nào?”) Ở lượt này, những hero được pick sẽ đc bổ nhiệm cho những người khác nhau, và thông thường thì người giỏi nhất trong vai trò nào thì sẽ chơi tốt hero đó. (Ví dụ như anh Thiên Di của forum chúng ta chơi support tốt hơn là khi anh ấy chơi carrier).

Draft Game chủ yếu dùng mode -cm (Ðôi khi là dùng mode -cd), và leader của 2 team sẽ đứng ra ban/pick (Slot 1 và slot 6). Trong một game đấu, tổng cộng 20 hero sẽ được lên bảng phong thần (10 hero được ban và 10 hero được pick cho cả 2 team). Những hero bị ban sẽ không được sử dụng trong game đó và ngược lại bạn sẽ chỉ sử dụng những hero không nằm trong danh sách ban của cả hai đội.

Trình tự ban/pick sẽ là :

Lượt Ban đầu tiên : 1-1-1-1-1-1
(Team thứ nhất ban 1 hero, team thứ 2 ban 1 hero và cứ thế tiếp tục cho đến khi mỗi đội ban 3 hero)

Lượt Pick Đầu tiên : 1-2-2-1
(Team thứ nhất pick một hero, team thứ hai pick 2 hero, team thứ nhất pick 2 hero, team thứ 2 pick 1 hero)

Lượt Ban thứ hai : 1-1-1-1
(Team thứ nhất ban một hero, team thứ hai ban 1 hero và cứ thế tiếp tục cho đến khi mỗi đội ban thêm 2 hero. Tổng cộng qua 2 lượt ban mỗi đội sẽ ban 5 hero)

Lượt Pick thứ hai : 1-1-1-1
(Team thứ nhất pick hero, team thứ hai pick 1 hero và cứ thế tiếp tục cho đến khi mỗi đội pick thêm 2 hero. Tổng cộng qua 2 lượt pick mỗi đội sẽ pick 5 hero)


Trong giai đoạn ban/pick, những người còn lại chỉ nên góp ý chứ không có quyền đòi hero theo ý thích của mình. Thứ nhất là hãy tôn trọng ý kiến của leader, thứ hai là leader biết rõ team mình cần gì (trừ những leader mới tập Draft Game). Nếu game đó bị out-pick (Tức là ban pick không được tốt), hãy cố gắng tập trung vào vai trò được phân công thay vì trút giận vào leader. Một khi mọi người đã có 1 hero, đã đến lúc mỗi người trong team nhận ra vai trò của anh ta. Ai cũng có 1 vai trò của mình. Người chơi phải biết hero mà anh ta chọn đó là gì, và hero đó phải làm cái gì để tốt nhất cho team và tiến hành làm việc trong suốt game.

[Competitive DotA Guide][Bài 1] Thế nào là Draft Game ... Spec4-2

Teammate tốt sẽ giúp team bạn vượt qua mọi tình huống.

[SIZE="5"]III. Kỹ năng cá nhân[/SIZE]

Trước khi chúng ta đi đến những thứ trong và ngoài DotA khi tham gia một team game, kỹ năng cá nhân là một DotA player giỏi cần phải có sẽ được đề cập đến ở phần này.

[SIZE="4"]1. Kỹ năng Micro[/SIZE]

Cái này là nói về bao nhiêu hành động bạn có thể làm được trong một game. (Đây, dĩ nhiên, không tính đến những trường hợp bạn spam click chuột và lệnh gọi hero). Đây là một kỹ năng khá máy móc, và cần bỏ thời gian để luyện lên cấp master. Nếu bạn là một người micro tốt, thì bạn có thể làm những việc sau đây một cách thành công và trôi chảy.

Last-hitting – bạn có thể farm và deny tốt đến mức nào. Cái này thật sự quan trọng! Không tiền, không bướm (butterfly).

Harassing – bạn có thể quấy rồi một đối phương tốt đến đâu, và bao nhiêu lần bạn dùng cách này để cản trở đối phương farm.

Di chuyển, ngăn cản/thay đổi vị trí – Bạn cản creeps như thế nào, cản hero, và biết chiếm vị trí nào để có lợi thế. Đây bao gồm cả việc đứng bên ngoài tầm cast spell của đối phương mà vẫn hít được exp hoặc chờ sự hỗ trợ. Và nó cũng là kỹ năng quan trọng làm cho đối phương không thể đoán được bạn nghĩ gì (tiện lợi để tranh meat hook hay Elune’s Arrow chẳng hạn). Đây bao gồm luôn việc truy sát và chạy trốn, click thật nhanh để đảm bảo rằng hero bạn đang đi một con đường ngắn nhất (có thể là an toàn nhất, như lẩn fog, ẩn nấp).

Điều khiển nhiều Units – bản có thể sử dụng những unit triệu hồi hay đệ tốt đến mức nào, hay bạn có thể vừa cho hero lùi về vừa điều khiển đệ của mình cản đối phương.


Hotkeys – Trí nhớ của bạn về hotkey của spells, items. Không cần bàn cãi, hotkey rất qua trọng. Ví dụ như : T cho TP scroll, S cho Tango, C cho Circlet of Nobility, B cho Bottle.

Kỹ năng sắp xếp – bạn có thể sắp xếp các hành động tốt đến mức nào. Kỹ năng này cũng được áp dụng trong các cuộc tập kích. Trong khi bạn có thể đi theo 1 con đường bằng việc click theo ý muốn, đôi lúc bạn phải nhìn xuống nơi khác của map để xắp sếp trình tự đường đi của hero mình. Đây cũng thật sự hữu ích khi sử dụng các combo như của Earthshaker/Enigma/Pitlord Blink. Kỹ năng này còn có thể giúp bạn ám sát một hero sau đó lùi về một cách hiệu quả nhất. Ví dụ bạn đang cầm QoP với Dagon. Bạn có thể sắp xếp các skill theo trình tự Blink-Wave-Dagon-Scream để đảm bảo không bị disabled trong khoảng thời gian này.

Tốc độ trung bình và sự chính xác của những cú click – bạn lão luyện trong việc target các thứ đến mức nào. Ví dụ bạn có thể chuyển đổi (? có thể là sử dụng các skill ) hay mua items nhanh đến mức nào. Thời gian chờ cũng rất quan trọng ở đây. Ví dụ bạn đang gank Nerubian Weaver. Bạn phải sử dụng những skill disable hợp với nhau nếu không chỉ một giây sơ suất thôi là nó sẽ này sẽ chạy thoát.

Ở đây mình xin nói thêm về 2 kỹ năng này, bạn phải tính toán trong đầu để sử dụng skill một cách hợp lý, không có lý do gì sử dụng 2,3 stun cùng một lúc vào 1 target. Ví dụ VS, Sven và Orge magi cùng stun một lúc hoặc cả 3 thay phiên nhau stun lần lượt, hãy tưởng tượng xem bên nào sẽ đạt hiểu quả cao hơn.

[SIZE="4"]2. Khả năng đọc map[/SIZE]

Đây có nghĩa là khả năng một player có thể nhận biết được chuyện gì đang xảy ra ở trên toàn map (không phải chỉ riêng khu vực của anh ấy). Không giống như khả năng micro, kỹ năng đây không dễ đạt được thông qua luyện tập mà nhiều hơn là ở kinh nghiệm. Có gì khác nhau? Khả năng đọc map không phải là thứ bạn luyện tập mà là thứ bạn nâng cao sau khi chơi rất nhiều game với nhiều player khác, và làm quen với nhiều kiểu chơi khác nhau.

Khả năng đọc map thập sự rất cần trong teamwork. Ví dụ về tầm quan trọng của nó trong game như sau:

Trạng thái của Hero trên Map (Lúc Early/ Chia lane)
Đây là ứng dụng phổ biến nhất về khả năng đọc map.
- Biết được tên địch nào đang mất tích
- Biết được tên nào có thể giết được hay gank được
- Biết được đồng đội nào của mình đang gặp nguy hiểm (cực kỳ quan trong nếu như hero carry/solo của bạn đang bị thọt)

Hàng động thực hiện:
- Phải thật tập trung nếu như hero chuyên đi gank của địch mất tích
- Lập 1 kịch bản giết hero địch nào trong tầm ngắm
- Hỗ trợ đồng đội đúng lúc (lời nói, sử dụng TP scroll hay di chuyển thật nhanh để ra lane giúp)

Ví dụ:
Lane top Lina Inverse mất tích. SF ở mid được cảnh báo tức khắc vì combo của Lina + bất cứ cái gì đi nữa của hero mid bên kia thì có thể cho SF lên dĩa ngay. SF sau đó rút lui về tower 1 thời gian, trong khi những đồng đội còn lại thực hiện những hành động thích hợp vào thời điểm đó (ví dụ như giết hero mà Lina đã bỏ lại ở trụ top) hay thực hiện một cuộc lật kèo giết ngược hero mid.


Trạng thái của các Tower trên Map

1. Biết được tower địch nào có thể push
2. BIết được tower nào bên mình đang bị tấn công

Hàng động thực hiện:

1. Tổ chức một cuộc push hay bất kỳ chiến thuật nào để phá sập tower địch
2. Chuẩn bị phòng thủ tower bên mình; Sử dụng TP scrolls hợp lý, càng nhiều TP scroll tác động vào 1 building thì thời gian chờ sẽ càng lâu hơn, và nếu như tower đó bị sập thì hãy đảm bảo là nó được denied.
Ví dụ:

Tower ở bot dưới 300 HP. Spectre bên Scourge đang farm đến đó. Đồng đội của anh ta có thể tố chức một cuộc tấn công mạnh mẽ ở mid để dụ đối phương ra phòng thủ trong khi spectre “ăn” trụ bot một mình. Tất nhiên là thời gian cần được canh chuẩn xác. Đợt tấn công ở mid phải bắt đầu trước khi Spectre đến trụ bot vì đối phương có thể def trụ bot một khi họ thấy Spectre lãng vãng quanh khu vực đó.

Trạng thái của những thứ khác trên map

1. Biết được trạng thái của rune
2. Biết được sự tình trạng của hero địch farm rừng hay creeps rừng
3. Biết được khả năng đối phương cắm ward và nếu có thể thì biết được cả vị trí

Hành động thực hiện:

1. Tận dụng những thứ có thể quan sát được: Wards, Summons, hay có thể là một Roamer
2. Rừng có thể đã bị cắm ward vì vậy nếu hero farm rừng sắp hết máu, anh ta có thể bị gank. Ward còn được dùng để ngăn chặn creeps spawn trong các camp quan trọng, vì thế hero farm rừng sẽ gặp khó khăn.
3.a. Chú ý hành trang của hero địch vào thời điểm đầu game. Xác địch tên nào đã mua gà. Thường thì tên này rất ít đồ (tango và nhánh cây). Nếu có một tên khác ít đồ nữa thì chắc hẳn tên này đã mua ward (và đã cắm ở đâu đó)
3.b. Bước tiếp theo là tìm ra ward đã được cắm chỗ nào. Đây là thông tin rất có ích. Nếu bạn biết dọc sông đã được ward thì hay đi gank bằng đường vòng.

Ví dụ:

Team bạn có Centaur farm rừng. Nếu như phát hiện tên Leshrac với 1 ít items vừa đi ra từ rừng của bạn thì tốt nhất là Centaur nên ra lane vì bạn có thể đoán rằng rừng đã bị cắm mắt, vì thế chả có con creeps rừng nào cho Cen cả. Ngược lại, team bạn có thể chuẩn bị tốt bằng việc mua Sentry và bắt đầu phá ward đối phương. Nhưng nhớ rằng, Centaur sẽ mất lượt creeps rừng đầu vì một người ward giỏi chuyên phá các hero farm rừng thì sẽ đặt ward ngay vào thời điểm 00:30.
Có ward ở chỗ rune thì tốt, tất nhiên, vì thế team bạn có thể tận dụng nó.
Cái này hoàn toàn là về chiến thuật.
Biết được Rune Regen ở top có thể khuyến khích QoP spam skill lên tên Silencer bên kia để ngăn chặn hắn farm. Nếu Silencer lùi về căn cứ hay ôm trụ, thế là ngon rồi. Một chút tiền cũng là vấn đề.


Hành trang của Hero địch

1. Biết được trong bottle của đối phương có rune gì.
2. Biết được những đồ chơi mà đối phương có (Dagger of Escape, BKB, Boots of Travel, Scrolls of TP, Sentry Wards)
3. Nắm được những vũ khí đối phương sở hữu (đặc biệt là Dagon, Radiance, Guinsoo's SoV)
4. Đoán được item nào đối phương sắp craft

Cái này có ý nghĩa rất nhiều khi bạn dự định gank những hero này. Nếu bên địch có nhiều “bom khói”, team của bạn phải sắp xếp tình huống hợp lý trước khi bắt đầu một cuộc gank. Phải thật quan tâm đến những item này vì trong combat nó có thể gây ra những hiệu ứng khác nhau.

Ví dụ:

1. Nếu bạn đã thấy Tiny bottled rune Haste thì tốt nhất là nên lùi về. Hơn nữa, cho dù ôm trụ thì cũng có thể chả giúp ích gì vì ngoài combo Tiny còn có thể bồi thêm vài hits với –ms 522.

2. Bạn thấy SF đang farm 1 mình. Hắn to có BKB, Blink và Bot. Nếu bạn không có đủ ganker để đánh úp hắn thì cứ để mặc, tiếp tục push lên.

3. NA đã có Dagon là một sự kiện lớn. Cần chú ý!

4. Bạn thấy Warlock đã có Headdress và Buckler. Chỉ còn vài con creeps nữa là Mekansm . Tốt nhất là nên giết hắn để làm chậm quá trình draft cái item healing khó chịu kia.

Tình trạng của Heroes quanh Map (Mid đến Late game/ giai đoạn Gank/ Những cuộc đụng độ - Clashes)


1. Biết được vị trí của các hero bên kia trước khi tiến hành gank/clash. Cẩn thận những kẻ thù ẩn mình hay những viện quân đang lên.
2. Chú ý HP/mana của đối phương trong quá trình gank/clash. Để mắt tới những hero có thể trốn thoát, tên nào có thể bị hạ, và nên bỏ quả tên nào lúc bắt đầu.
3. Biết được những đồ chơi mà đối phương có (Items gì, Runes/ buff gì, hay hắn có thể chạy thoát bằng cái gì ).
4. Trường hợp đặc biệt: Biết được trạng thái của Roshan (bằng việc dùng ward trong khu vực đó; để ý đến việc này thì có thể lật kèo một cách thành công khi team bên kia đang Roshan)



[SIZE="4"]3.Óc phán đoán + Khả năng tính toán (Judgment + Mathcraft)[/SIZE]


2 kỹ năng này, một lần nữa, được phá triển hay đạt được thông qua kinh nghiệm chinh chiến. Nhưng nó gần như là đi cùng với nhau, nói về Matchcraft cũng dính nhiều đến judgment. 2 kỹ năng này trợ giúp cho player làm việc có chủ đích và hợp lý, tránh dẫn đến những sai lầm phải trả bằng mạng sống của anh ấy, hay có khi là của đồng đội nữa.

Óc phán đoán dữa trên khả năng quyết định của người chơi trong game.

Cái này sẽ trả lời các câu hỏi như: Tôi có nên push một đợt creep nữa rồi hoàn thành Boots of Travel cho Shadow Fiend của tôi? (hay tôi có thể chơi kiểu cẩn thận vẫn chắc hơn?); Tôi nên teleport đến chiến trường rồi giết một vài tên địch với Headshot/Assassinate (hay tôi nên tiếp tục farm để lên Eaglehorn?); Tôi có nên cast Moonlight Shadow (ulti potm) bây giờ và dẫn team tiến lên để đánh úp một cuộc tập kích có-thể-xảy-ra bất ngờ? (hay tôi nên chờ cho bên kia động thủ trước?)
Có một kỹ năng phán đoán tốt chắc chắn sẽ tăng tuổi thọ của bạn trong game. Nhưng nó không phải lúc nào cũng cẩn trọng. Phán đoán tốt có nghĩa là cân bằng mọi thứ. Biết được rằng lúc nào cần đề phòng, lúc nào cần mạo hiểm. Tất cả là làm những điều hợp lý khi có cơ hội.

Kinh nghiệm thực sự giúp ích rất nhiều. Nó là học từ những lỗi lầm trong quá khứ. Một lỗi thường gặp ở các player là “tham lam” – truy đuổi con mồi đang sắp chết một cách mù quáng để rồi bị chết ngược. Sự thiếu xót trong phán đoán ở đây thường là đánh giá sai kỹ năng của hero truy đuổi hay nói cách khác, thất bại trong việc nhìn thấy những nguy hiểm ẩn nấp phía trước. Đôi khi, sự sai lầm này cũng vì sự có mặt của một số yếu tố hỗ trợ tăng speed như skill Mirana’s Leap. Có một skill buff speed như thế làm cho plater tự tin hơn và bỏ quên những yếu tố khác.

Khả năng Phán đoán tốt được tích lũy qua kinh nghiệm giúp ích rất nhiều trong cả Dota. Hãy nghĩ về lỗi của một người nào đó có thể thấm vào đầu anh ta và là động lực giúp anh ấy chơi thông minh hơn ở các trận đấu kế tiếp.

Mathcraft là một sự mở rộng của Judgment nhưng bao gồm cả những thứ liên quan đến sự tính toán. Cái này có thể áp dụng trong rất nhiều trường hợp của game.

a.Các con số - Chắc chắn đây là ứng dụng rõ ràng nhất. Nó kết hợp về sự hiểu biết của các loại damage phép thuật, hay damage được giảm như thế nào và nhiều thứ khác nữa. Đầu tiên, thật tốt khi làm quen được với tác dụng của các loại phép, nó thật sự dựa vào những kinh nghiệm. Ví dụ, nếu trong một game bạn có thể giết Razor cấp 8 với Zeus (combo = arc lightning + bolt + arc lightning + wrath + arc lightning), thì bạn có thể lặp lại tiến trình y chang thế khi gặp một hero như tên này trong một game khác.

Ví dụ về một số spell (giáp hero mặc định chống 25% dam phép) :

300 --> 225 damage (Scream of Pain, Starfall)
280 --> 210 damage (Dragon Slave)
250 --> ~187 damage (Storm Bolt)
360 --> 270 damage (Elune's Arrow)
350 --> ~262 damage (Lightning Bolt although this is more powerful if there's Static Field)


Nếu đối phương có Hood of Defiance, dam sẽ giảm khoảng phân nửa.

Và một số spella là pure damage (trừ thẳng vào máu luôn)

Stifling Dagger (PA)
Impetus (Enchan)
Purification (Omi)
Glaives of Wisdom (Silience)
Laser (Tinker)
Test of Faith (Chen)
Meat Hook (Pudge)


Thế thì sử dụng những con số này làm chi khi tất cả mọi chuyện có thể giải quyết bằng trực giác? Nếu bạn đang dự định đánh úp một ai đó, tốt nhất là hãy để ý hắn ta còn bao nhiêu HP (nhìn thanh HP bar ko chính xác) và thử làm việc với các con số này trong đầu. Cách tốt nhất là làm sao cho HP đối phương là số chia hết cho 50 (hay cỡ đó), như thế thì dễ tính hơn và bạn không phải phí thời gian.
Càng về sau, mathcraft trở nên phức tạp hơn vì spell dam yếu đi. Dam vật lý (Phyiscal) trở nên quan trọng và nó làm cho mọi chuyện tính toán không đơn giản vì bạn phải nghĩ đến các yếu tố như tốc độ đánh, HP, và cả Armor. Ở đây, nó thật sự cần kinh nghiệm để nhận thức được nếu bạn muốn phối hợp một cách ăn ý với ai đó trong team.

b.Lập luận về Không gian – Toán học không chỉ là cộng hoặc trừ. Dota cũng có cả hình học không gian. Rất nhiều spell/skill yêu cầu kỹ năng tính toán hợp lý để phát huy hết tác dụng. Một lần nữa, cái này được nâng cao thông qua việc tập luyện nghiêm túc. Những skill này bao hàm khái niệm toán học như khoảng cách, không gian, như trong trường hợp của Elune’s arrow, kể cả tốc độ.

Ví dụ:
Split Earth / Light Strike Array
Shadow Raze
Elune's Arrow
Wild Axes
Blink, Blink + AoE spell (Hoof Stomp, Echo Slam, Epicenter...)

Phần này gồm kỹ năng ước lượng khoảng cách của người chơi và vẽ “vùng an toàn” trên màn hình của anh ấy. Cái này rất quan trọng khi bạn đang đối mặt với một party gank mà có Vengeful Spirit trong nhóm. Kinh nghiệm sẽ nói cho bạn biết mình có đang ở trong tầm Swap hay không. Kinh nghiệm giúp bạn biết cast range của các vật thể/ stun tầm xa như Storm Bolt, Wild Axe, Viper Strike và giúp bạn tránh khỏi range của các disable skill/item như Hex, Stun, Fissure.

c.Sự tính toán thời gian – Nói nôm na thì cái này có thể xem như một dạng mở rộng của phần không giam nhưng bao gồm nhiều thứ hay ho khác nữa. Kỹ năng timing tốt không chỉ ứng dụng trong việc thi triển các spell hay last-hit như kiểu hiểu đơn giản nó là mechanical (kỹ năng micro). Timing được bàn ở đây là sự kết hợp của các kỹ năng đã đề cập ở trên (bao gồm những thứ được nhắc đến trong phần Micro).
Có kiến thức phán đoán tốt và Timing chuẩn sẽ giúp bạn biết được sự di chuyển của các đợt creeps xung quanh map. Khi bạn đuổi theo ai đó, sẽ rất khó chịu khi bạn bị chặn bởi 1 đống creeps xuất hiện bất thình lình, bạn phải biết được kẻ thù đang ở đâu ( và bạn phải tránh điều này). Cho những ai chưa biết, các đợt creep của Sentinel sẽ luôn tương phản với đợt creep của Scourge. Vẽ một đường chéo xuyên qua sông thì bạn sẽ thấy các đợt creeps chỉ là đối diện với biên kia.

Cái này thì cũng không mới lắm, mà rất nhiều người chơi đã thất bại khi áp dụng vào game.

Cái này còn giúp ích cho bạn trong việc pull creep rừng (lure creep bên ngoài lane vào) một cách thành công. Cho dù bạn có ý định farm rừng hay chỉ định muốn lấy thêm exp khi đang ở lane, pull creep rất có ích.
Một lợi ích nữa là có thể giúp bạn thu thập rune. Kiểm soát rune tốt thì không phải chỉ là check điểm rune khi thời gian gần đến. Lấy được rune không chỉ giúp team bạn có lợi thế mà còn giảm thiểu nguy cơ từ đối phương nếu như họ có được nó.


d. Mechanics
Phần này bao gồm một số lượng lớn kiến thức về Mechanic của Dota nhưng phần quan trọng nhất vẫn là ứng dụng của nó vào game.

Bản đồ
-Biết được chỗ ẩn nấp, nơi an toàn hay đường tắt
-Biết cách tận dụng sương mù (fog) một cách hiệu quả nhất
-Nâng cao khả năng di chuyển tránh những unit không thể xuyên qua được bằng blink, hay or skills like Burrow Stirke or Time Walk
-Biết chỗ cắm ward hợp lý

Phép, Skill và những Item
-Biết tác dụng của từng loại skill, thời gian hiệu quả, casting range, casting animation (động tác cast skill) và những ứng dụng phụ khác.
-Biết được giá trị của các item và lợi ích của nó cho team hay hero của mình.

[SIZE="5"]III. Hero – Họ là ai và họ làm gì[/SIZE]


Có hơn 100 hero trong DotA. Nhưng tất cả hero này cơ bản đều cùng làm một việc, mục đích giống nhau, và đó là phá sập căn cứ của đối phương. Có nhiều hero giống nhau vẻ bề ngoài, và và nó giúp chúng ta chia nhóm lại với nhau. Hãy nhớ rằng cái chúng ta cần cho team là chiến thắng và chỉ chiến thắng, chúng ta phải biết cách kết hợp tốt các hero với nhau, hay nói sâu hơn, hoàn thiện lẫn nhau. Đó là lý do tại sao việc biết rõ hero nào dùng để làm gì, có thể làm gì rất quan trọng.


Một số thuật ngữ thường dùng:

AoE = Area of Effect = Vùng ảnh hưởng

ST = Single Target = Mục tiêu đơn lẻ

MT - Multi Target = Nhiều mục tiêu

DoT - Damage over time = Thiệt hại qua một khoảng thời gian

DPS - Damege per second = Thiệt hại tính bằng giây


[SIZE="4"]GROUP A - Soloers, semi-carry, những hero toàn diện[/SIZE]

- lane control tốt (orbs, nukes), dễ farm (orbs, attack animation, multi-target spells)

- có thể làm semi-carrier cho team, đi theo đường late một khi đã có đầy đủ items cần thiết.

- Rất linh hoạt từ đầu đến cuối game, hay có thể nói là cân bằng tất cả, nhưng thế nghĩa là luôn có những hero tốt hơn nhóm này về mọi mặt mà họ có thể làm (có thể có carry tốt hơn, tanker tốt hơn, ganker cũng tốt hơn v..v..)

- Vai trò của họ là farm ở đầu game và hỗ trợ chiến đấu càng thường xuyên càng tốt. Hãy chú ý là nhóm này có thể cơ động đến thế nào. Họ có thể bù lắp vài trò này trong team và chuyển sang một vài trò khác nhanh chóng trong vòng vài phút. Ví dụ, Viper và Mirana thì thường được sử dụng như một roamers hay warders/de-warders. Akasha cũng có thể làm như thế. Trong khi Nevermore là một thuần carry về cuối game, nhưng hắn vẫn ko phải bất tử và có thể bị hạ bởi một carry hero khác khủng hơn. Đây là lý do tại sao hắn thường đi gank nhiều (hơn là farming) ở early để bảo đảm ràng đối phương không lớn được (hay mạnh hơn mức mà hắn có thể).

- Một số Semi - Carrier

1. Viper/Netherdrake (support + gank)

2. Akasha/Queen of Pain (semi-carry + gank)

3. Mirana/Priestess of the Moon (semi-carry + gank)

4. Notrrom/Silencer (carry)

5. Nevermore/Shadow Fiend (carry)

6. Windrunner (Support + Carry)



[SIZE="4"]GROUP B - Ranged DPS Heroes[/SIZE]


- lane control tốt: có thể farm tốt nếu biết micro tốt nhưng họ lại tỏ ra kém trong việc dứt điểm đối phương đang chống chọi với mình.

- Có thể đi theo đường carry khi đã đủ item cần thiết. Một khi đã như thế thì họ thường trở nên vô đối với lượng dam khủng.

- Vai trò của họ trong game là farm liên tục cho đến khi đạt được item cao cấp, thường để sử dụng kết thúc game. Cũng tốt khi họ xuất hiện thường xuyên trong các trận đánh nhau để lấy kills. Những hero như Gordon, Morphling va Luna có thể hỗ trợ gank tốt vì những skill lợi thế của họ như Stone Gaze, Waveform và Lucent Beam/Eclise. Còn những hero như Razor hay Sniper thì tận dụng lợi thế tay dài của mình mà chọn vị trí thích hợp để nã đạn và dứt điểm.

- Những hero dưới đây có khả năng tham dự vào các cuộc đi gank. Khi hero đã được trang bị những vũ khi hay disable như Chain Lightning, Eclipse, Purge, Sanity's Eclipse thì điều đó có nghĩa là họ hoàn toàn có thể đứng vững trong các game competitive

1. Razor/Lightning Revenant (có khả năng gank trung bình)

2. Morphling/Morphling (có khả năng gank cao)

3. Luna Moonfang/Moon Rider (có khả năng gank cao)

4. Kardel Sharpeye/Dwarven Sniper (có khả năng gank thấp)

5. Jah'rakal/Troll Warlord (có khả năng gank thấp)

6. Anub'seran/Nerubian Weaver (có khả năng gank trung bình)

7. Harbinger/Obsidian Destroyer (có khả năng gank cao)

8. Syllabear/Lone Druid (có khả năng gank thấp nhưng lại là một pusher khủng)

9. Traxex/Drow Ranger (có khả năng gank trung bình)

10. Medusa/Gorgon (có khả năng gank thấp)

11. Raijin Thunderkeg/Storm Spirit (có khả năng gank trung bình)



[SIZE="4"]GROUP C - Melee DPS Heroes[/SIZE]



- Khả năng lane control khá thấp vì họ là hero cận chiến. Một số có thể last hit tốt những tỏ ra khá yếu đuối truốc các nuker như Zeus, Tinker, và các bộ đôi như Lina, Sven v.v..


- Có thể đi theo đường carry khi đã đủ item cần thiết. Một khi đã có những item mạnh, họ sẽ trở nên cực kỳ nguy hiểm với lương dam cao. Hơn nữa là những hero này thường tốt hơn những kẻ tay dài khác, nhất là khi đến gần cuối game.


- Vai trò của họ là farm để lên các item cao cấp nhưng vì là melee, họ thường được hỗ trợ từ các hero support hay phải có những kế hoạch sống sót qua giai đoạn early khi kẻ thủ đang lăng tăng mọi nơi với các nukes hay disable mạnh.


Những hero dưới đây có thể góp mặt trong các cuộc chạm trán:



1. Terrorblade/Soulkeeper (DPS cao + khả năng làm rối kẻ địch với illusions. Sunder không những giúp team bạn có thêm 1 mạng sống mà còn trừ kẻ địch 1 mạng)

2. Darkterror/Faceless Void (time stop + slow và bash đã nói lên tất cả)

3. Mercurial/Spectre (global skill, slow và làm rối kể địch)

4. Mortred/Phantom Assassin (không làm gì nhiều, em gái này mạnh hơn trong việc hạ từng tên địch)

5. Black Arachnia/Broodmother (không làm được gì nhiều khi bị focus spell và disable, thím này mạnh trong việc push hơn)

6. Magina/Antimage (có thể làm counter hạng năng với các đội hình quá phụ thuộc vào nuker hay tên Leoric)

7. Yurnero/Juggernaut (DPS cao, kết hợp Fury và Slash + healing ward, Bladefury tốt nhất là được hỗ trợ với 1 slow skill hero)

8. Strygwyr/Bloodseeker (không làm gì nhiều, hero có tính độc lập, không có skill gì thực sự hỗ trợ đồng đội. Rupture đôi lúc vô dụng)



[SIZE="4"]GROUP D - Tanks[/SIZE]


- Khả năng lane control khá tốt vì độ trâu của những hero này. Phần lớn có thể last hit vì có dam cao và sẵn sàng chịu nguy hiểm để làm thế. Tank thường farm tốt lúc đầu game vì họ rất khó bị hạ kể cả khi gặp một nuker/disable hạng nặng dùng combo. Ngược lại thì nhóm này cũng khó truy sát đối phương; họ phải có sự hỗ trợ từ đồng đội với slow/disable.


- Hỗ trợ đồng đội tốt từ mid đến late game. Khả năng của họ có thể tồn tại trong combat lâu hơn và gây khá nhiều dam (kể cả khi chỉ xuất hiện với Radiance). Nói một cách nào đó thì tank có thể làm carry để giúp team chiến thắng, không phải vì lượng dam cao của họ, mà đơn giản là họ khó để bị giết và có thể lật ngược tình thế, push sập trụ của đối phương, thẳng tiến đến nhà chính.


Những hero sau đây có thể làm DPS, Tanking, và kể cả Ganking :

low: thấp
moderate: trung bình
high: cao
Insane: khủng khiếp


1. Bradwarden/Centaur Warchief (DPS - moderate, Tank - insane, Gank - AoE stun, nuke)

2. Sven/Rogue Knight (DPS - high, Tank - moderate, Gank - stun)

3. Rigwarl/Bristleback (DPS - high, Tank - insane, Gank - slow, AoE physical damage)

4. Knight Davion/Dragon Knight (DPS - moderate, Tank - high, Gank - AoE nuke, long stun)

5. Nessaj/Chaos Knight (DPS - insane, Tank - moderate, Gank - moderate to long stun, extreme mobility)

6. Lucifer/Doom Bringer (DPS - low, Tank - moderate, Gank - nuke w/ mini stun, high damaged silencing DoT spell)

7. King Leoric/Skeleton King (DPS - insane, Tank - high, Gank - stun cho dù tên này gank tốt nhưng nếu farm thì sẽ tốt hơn)

8. Leviathan/Tidehunter (DPS - high, Tank - high, Gank - slow-nuke, AoE stun, AoE attacks)

9. Mogul Khan/Axe (DPS - low, Tank - moderate, Gank - long AoE disable, DoT spell, ultimate có thể gây cái chết ngay lập tức)


Như bạn thấy đấy, những hero trên đều có thể làm một ganker tốt vì họ sỡ hữu các skill stun hay disable. Tauren Chieftain có thể hỗ trợ gank tốt vì bộ skill disable/slow/Deal Dam khủng. Huskar với Burning Spear cực kỳ khó chịu và skill 3 Berserker’s Blood có thể giúp anh làm DD trong team.



[SIZE="4"]GROUP E – Những Hero thuần Support[/SIZE]


- Những hero này không cần thiết phải control lane tốt mà quan trong là cách họ support một một người lane control khác mới là vấn đề. Ví dụ, không những Warlock có thể solo lane để lên scepter hay các item như mekansm, Euls, Guinsoo, mà hắn còn là một sự hỗ trợ tốt cho các key hero trong team.

- Những skill heal, support của nhóm này thường rất hữu ích trong các cuộc đi gank, clash. Họ là những hero cần phải có trong bất cứ đội hình nào.


- Về late thì những hero này thường chết trước nhưng vì họ đã làm tốt công việc được giao ở early, động đội của họ lúc này đã cứng cáp và hoàn toàn có thể quyết định trận đấu.



Những hero sinh ra để làm support:



1. Demnok Lannik/Warlock (solo tốt, pushe khủng, làm một bảo mẫu không tồi)

2. Chen/Holy Knight (jungle hero, pusher tốt)

3. Purist Thunderwrath/Omniknight (sở hữu bộ skill khá imba nhưng phải có lineup hợp lý để phát huy hết tính năng của anh chàng này)

4. Abaddon/Lord of Avernus (có thể làm một DPS-tank tốtl)

5. Dazzle/Shadow Priest (người sử dụng phải thật khéo nhưng sẽ vô cùng hiệu quả,một hero support tốt với bộ skill slow, heal)

6. Ezalor/Keeper of the Light (một hero đi lane tốt, có thể spam skill điên cuồng như không có ngày mai, mana leak có thể sử dụng để counter tốt)



[SIZE="4"]GROUP F - Gank và Gank-Support Heroes[/SIZE]


- Nhóm này lane control tốt, đặc biệt là nếu họ có đồng đội hỗ trợ.

- Không phụ thuộc quá nhiều vào item. Thường thì họ chỉ cần HP/Mana và một số các item giúp chủ động hơn trong các cuộc gank/clash như dagger.

- Những hero này sẽ làm những một việc từ đầu cho đến cuối game – gank, và hỗ trợ đồng đội lấy hero kill. Họ trở thành ganker vì sở hữu những skill stun, disable, hay nuke.

- Một khi càng về sau thì nhóm này càng tỏ ra yếu đuối, các skill stun/disable vẫn tỏ ra quan trọng vì nó cần cho các DPS hero của team tranh thủ gây dam.
Một số những hero thích hợp cho vị trí này:


1. Shendelzare Silkwood/Vengeful Spirit – Stun hơi ngắn, nhưng deal dam cao. Terror rất cần thiết cho việc lấ sight và trừ armor,dam của đối phương, aura cực kỳ hữu ích cho carry khi về cuối game.

2. Lina Inverse/Slayer – Các skill có AoE trung bình là lượng dam cũng trung bình, nhưng kết hợp lại để gây ra một chuỗi combo thì thật khủng khiếp, công thêm skill 3 rất giúp ích cho Lina khi tăng speed sau mỗi lần cast spell.

3. Zeus/Lord of Olympia - Một cỗ máy ngốn mana, nhưng bù lại lượng dam gâ ra và hiểu quả của nó không hề nhỏ.

4. Boush/Tinker – 2 skill gây dam chính, ultimate được sử dụng thường xuyên hơn khi về late khiến cho Tinker phát huy hết skill và item trên người.

5. Tiny/Stone Giant – giống như Lina, dam skill trung bình và AoE cũng trung bình nhưng khi kết hợp lại thành một combo thì rất mạnh.

6. Aggron Stonebreaker/Ogre Magi – stun, AoE slow với DoT damage, multicast, IAS/IMS buff

7. Rhasta/Shadow Shaman - 2 skill disables khủng, dam trung bình, ultimate tùy vào tình huống mà mạnh hay yếu.

8. Leshrac the Malicious/Tormented Soul - nuke, skill stun AoE trung bình với lượng dam trung bình, 2 skill AoE khủng

9. Kel'thuzad/Lich - AoE Slow Nuke, Armor Buff, MT High damaged, slowing ultimate

10. Krobelus/Death Prophet - Massive AoE Spell, Silence, pushing ultimate

11. Lion/Demon Witch – Stun trung bình, disable (Hex) khủng, Finger of death gây dam cực cao

12. Pugna/Oblivion - AoE Nuke rộng lớn, skill Buff/Debuff linh hoạt, Anti-caster ward, High damged DoT ultimate

13. Rotund'jere/Necrolyte - AoE Heal/Nuke, aura Heartstopper trị các tanker máu dày, Ultimate khủng, có thể làm Nuke hoặc disable.

14. Crixalis/Sand King – Stun rất lợi hại nếu biết cách sử dụng, có skill ẩn nấp, có AoE ultimate khủng khiếp

15. Vol'jin/Witch Doctor – Skill Stun khó chịu, có skill Maledict càng đánh càng thấm, mass AoE heal, ultimate có thể deal dam lớn.

16. Ish'kafel/Dark Seer - Speed buff, AoE làm thay đổi vị trí với lượng dam thấp.

17. Puck/Faerie Dragon – 2 skill AoE dam trung bình (+escape, +silence), có skill giúp sống sót, AoE stun, Ultimate

18. Atropos/Bane Elemental – disable đơn lập, buff giảm damage, channeling ultimate với lượng dam lớn

19. Rexxar/Beastmaster - AoE nuke (physical damage), scout summon để map control, slowing summon, stun + AoE slow

20. Jakiro/Twin Head Dragon - AoE Nuke slow, AoE disable, AoE ultimate với lượng dam lớn nếu như đối phương đứng trong tầm ảnh hưởng

21. Furion/Prophet – Sprout hạn chế đối phương di chuyển, global MT nuke, skill Teleportation giúp trở nên cực kỳ cơ động, pushing skill. Hero này cũng có thể làm DPS nếu như có đủ các item cần thiết.

.Ds

Tổng số bài gửi : 3
Được Cảm Ơn : 0
Join date : 26/02/2011

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết